18 kỹ năng cần có của một gia sư tại nhà

Dù bạn là gia sư đã có nhiều năm kinh nghiệm hay chỉ mới vào nghề thì 18 điều dưới đây luôn là những điều cơ bản nhất mà một gia sư tại nhà nên biết và ghi nhớ. Cùng Trung tâm Gia sư Thăng Long điểm danh 18 điều đó là gì nhé?

kỹ năng cơ bản của gia sư tại nhà

Điều 1: Vui buồn cùng học sinhGia sư tại nhà cần biết khen ngợi, động viên các em về những thành tích đạt được đồng thời chia sẻ, khích lệ mỗi khi chúng gặp thất bại.

Xem thêm: Giáo viên dạy kèm Tiếng Nhật tại nhà giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn khi tự học

Điều 2: Vừa là bạn, vừa là thầy. Hãy thân thiện và cởi mở với học sinh để các em có thể gần gũi và dễ dàng chia sẻ những khó khăn của chúng với gia sư hơn.

Điều 3: Không giấu dốt. Bạn không phải là thiên tài để biết mọi điều, vì thế đừng ngại ngần khi thừa nhận với học sinh là bạn không biết vấn đề đó và cùng học sinh tìm ra cách làm bài, nó sẽ thú vị như một chuyến phiêu lưu vậy.

Điều 4: Khơi dậy sự tự tin của học trò. Muốn vậy thì gia sư tại nhà hãy luôn thể hiện sự tự tin của mình để các em có thể xem đó như hình mẫu để thực hiện. Sự tự tin lớn dần cộng với cá tính riêng biệt của mỗi em học sinh sẽ giúp chúng tiến bộ rất nhanh trong học tập.

Điều 5: Nói không với kỷ luật. Gia sư tại nhà không thể dùng cách của một giáo viên trên trường học, áp dụng các hình phạt để khiến các em ngoan và chú ý học hơn được, Thay vào đó, bạn hãy cởi mở, chỉ ra những sai sót và hậu quả từ những sai sót đó cho các em hiểu, tự sửa chữa.

Điều 6: Tạo niềm vui mới. Thay vì buổi học nào cũng giống nhau là thầy trò cùng học, hãy thử dành ra vài phút trong mỗi buổi học để chơi trò chơi liên quan đến tư duy, hay chia sẻ với học sinh những chân lí giúp ích cho cuộc sống hiện thực.

Xem thêm: Gia sư luyện thi IELTS với phương pháp học được thiết kế riêng

Điều 7: Thường xuyên giao tiếp với phụ huynh. Bạn không phải là người 24/7 ở cùng với các em học sinh nên sự trao đổi với gia đình mỗi em là rất cần thiết. Thông qua các buổi trao đổi này sẽ giúp bạn hiểu hơn về học sinh của mình, đồng thời đề xuất ý kiến để phụ huynh có thể cùng phối hợp với bạn giúp con tiến bộ hơn.

Điều 8: Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ. Nụ cười của bạn khi bước vào gặp các em sẽ khiến chúng cảm thấy thoải mái, tự tin hơn trước khi bước vào học.

Điều 9: Không nhồi nhét kiến thức vào đầu học sinh. Gia sư hãy giúp các em tự khơi dậy niềm đam mê trong học tập để chúng tự tìm đến kiến thức một cách tự nhiên nhất.

Điều 10: Hạn chế điểm kém. Hãy giúp học sinh của mình tránh được những con điểm không tốt vì đó là trách nhiệm của một gia sư tại nhà. Điểm kém cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và nhân cách của các em.

Điều 11: Mỗi bài giảng là một nấc thang mới. Dù cho nấc thang rất nhỏ, dần dần học sinh sẽ học được cách làm quen và vượt qua mọi khó khăn khi phải tiếp thu kiến thức mới. Nhưng bạn cũng cần tính toán sao cho khó khăn đó không quá nặng với học sinh của mình.

Điều 12: Không trải hoa hồng trên đường đi của học sinh. Sự dễ dàng trong học tập, trong việc vượt qua khó khăn có thể khiến học sinh trây ì, lười suy nghĩ. Vì thế, hãy tạo ra khó khăn và khích lệ chúng tự lực vượt qua. Ban đầu việc làm này sẽ không hề dễ dàng cho cả thầy và trò, nhưng càng về sau thì mọi khó khăn cũng sẽ trở nên đơn giản.

Điều 13: Đừng ngại cho điểm cao. Mỗi khi gia sư tại nhà ra bài kiểm tra năng lực cho học sinh của mình, hãy cố gắng cho điểm cao hơn so với lực học thật của học sinh khoảng 1 điểm khi bạn băn khoăn. Điều này giúp cho các em tự tin hơn trong những lần kiểm tra kể tiếp.

Điều 14: Không tiết kiệm lời khen. Gia sư hãy khen đúng lúc, chỉ ra những điểm mạnh của học sinh để các em thấy sự cố gắng của mình được công nhận, thêm phần tự tin để chinh phục những điểm yếu đang mắc phải.

Điều 15: Tạo sự hấp dẫn cho mỗi buổi học. Sự hấp dẫn giúp các em có thêm hưng phấn khi học bài mới, chú ý tập trung hơn trong khi bạn giảng bài.

Điều 16: Tế nhị với phụ huynh. Đừng chê con họ quá nhiều, thay vào đó hãy chỉ ra sự tiến bộ của học sinh để họ thấy được bạn có sự cố gắng trong khi dạy.

Điều 17: Xin lỗi nếu bạn làm sai: Bất kỳ khi bạn làm sai trong tình huống nào thì hãy thẳng thắn nhận lỗi.

Điều 18: Bình tĩnh, kiên trì và mềm mỏng. Chắc chắn sẽ có những lúc học sinh làm bạn buồn và cáu gắt, nhưng đừng bộc lộ điều đó ra bên ngoài, hãy cố gằng kìm nén và dùng biện pháp mềm mỏng với chúng.

Gia sư tại nhàmang trong mình vai trò của người thầy, người bạn, bảo mẫu, vì thế hãy ghi nhớ 18 điều trên giống như kim chỉ nam cho hành động của bạn. Học sinh sẽ nhìn bạn như một tấm gương để chúng học hỏi và bắt chước. Vì vậy, bạn hãy giúp các em học sinh tiến bộ cũng là mang lại một niềm vui cho mình.

Trả lời

0981.58.3039

Contact Me on Zalo
Powered by Tú Cao
1
Bạn cần hỗ trợ?